Liên Kết Ngoài

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Người mẹ xin tha chết cho kẻ giết con mình



Khi "mỏ tiền" bị vét cạn

Lẽ ra Tùng phải nhận bản án cao nhất cho tội ác của mình, nhưng mẹ nạn nhân vẫn xin tòa cho Tùng một con đường sống. Trong nỗi đau mất đi đứa con gái duy nhất, người mà bà đặt bao kỳ vọng, người đàn bà tội nghiệp này vẫn xin tòa giảm án cho kẻ nhẫn tâm giết hại con gái mình. Đó là sự rộng lượng, bao dung của một người mẹ.

Có lẽ, sự rộng lượng này sẽ làm Tùng day dứt, sẽ khiến hắn ta phải đau khổ suốt phần đời còn lại.





Bị cáo Tùng không được giảm án.


Phạm Văn Tùng (SN 1979, ngụ ấp Phú Hưng, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) sinh ra trong một gia đình tương đối khá giả. Tùng được học hành đàng hoàng, cũng có công ăn việc làm ổn định, nhưng có nết xấu là mê cờ bạc, cá độ đá bóng... Theo Tin thế giới                

Cũng bởi Tùng chỉ thích ăn chơi nên không cô gái nào dám lấy Tùng làm chồng. Tùng nói rằng, anh ta quen với Phan Huỳnh Cẩm T. (22 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương, sinh viên năm cuối một trường đại học tại tỉnh Bình Dương) trong một lần T. đến cửa hàng của Tùng sửa máy tính. Sau lần đó, hai người yêu nhau và đều được hai bên gia đình đồng ý.

Vì lo cho tương lai của Tùng và T., mẹ T. - bà Huỳnh Thị Hồng Th. - có thuê mặt bằng mở một quán bida và giao cho Tùng quản lý. Thay vì biết ơn mẹ vợ tương lai, Tùng chỉ ngoan được thời gian đầu, sau đó bắt đầu ăn chơi, cờ bạc, đá gà... và nợ số tiền lớn. Vì thương Tùng, lại thương con gái nên bà Th. thay Tùng trả tiền mà Tùng đang nợ gần 100 triệu đồng, lại lãnh thêm khoản nợ của Tùng gần 100 triệu đồng khác.

Tưởng như thế sẽ giúp Tùng đổi ý, chí thú làm ăn, chờ T. ra trường là sẽ tính đến chuyện trăm năm cho hai đứa. Nhưng, "ngựa quen đường cũ", Tùng không bỏ được máu đỏ đen. Biết không thể thay đổi được Tùng, bà khuyên răn và sau đó cấm con gái không được qua lại với Tùng.

Thời gian đầu thấy con gái buồn, bà cũng thấy thương, nhưng không còn cách nào khác. Người mẹ chỉ biết nói với con gái rằng, nếu Tùng bỏ được cờ bạc thì sẽ cho hai đứa quay lại với nhau. Nghe lời bà, chị T. chủ động chia tay với Tùng, với mong muốn người yêu sẽ thay đổi.

Tùng không đồng ý chia tay và năn nỉ T. quay lại với mình, nhưng T. không đồng ý. Vì điều này, Tùng từng hăm dọa sẽ giết T. rồi tự tử để cả hai được mãi bên nhau. Biết chuyện, mẹ của T. khuyên con gái không nên một mình đi gặp Tùng, nhưng không hiểu sao sau đó cô gái vẫn đến quán bida để gặp Tùng rồi bị gã đàn ông tệ bạc này sát hại.

Lòng bao dung của người mẹ

Trong phiên tòa xét xử Tùng, lòng bà Th. vẫn còn đau quặn thắt khi đứa con gái duy nhất của bà đã vĩnh viễn ra đi. Bà lo cho Tùng và yêu thương hắn như con cái trong nhà, thế mà Tùng nỡ đối xử với con bà tàn nhẫn như vậy. Bà nói rằng T. sống với bà từ nhỏ và ngoan ngoãn, lại học giỏi, là niềm hy vọng duy nhất của bà. Khi biết T. có người yêu, ban đầu, bà phản đối vì Tùng lớn tuổi, nhưng sau đó vì thấy con gái quá yêu Tùng nên bà cũng thuận theo con gái.

Khoảng gần 4 năm trước, bà mở một quán bida trên đường 30/4, phường Phú Thọ, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương để cho Tùng và T. quản lý. Thời gian đầu, Tùng tỏ ra siêng năng nên tình yêu của họ êm đềm. Thời gian sau, thấy Tùng ăn chơi quá nên bà Th. khuyên con gái bỏ Tùng. Để cho Tùng khỏi làm phiền, bà Th. còn cho luôn quán bida để Tùng làm ăn, không ngờ, Tùng không biết điều, lại còn ra tay giết người.

Bà Th. nói rằng, bà không hận Tùng, bởi lòng thù hận cũng không giúp con bà sống lại. Bà buồn cho Tùng vì không biết suy nghĩ mà tự đẩy mình vào vòng lao lý. Với người mẹ, nỗi đau mất con là nỗi đau lớn không gì bù đắp được. Nhưng hận thù để làm gì, buộc Tùng phải chết để làm gì khi cái chết ấy cũng không giải quyết được gì. Vì thế, bà mong tòa giảm nhẹ hình phạt cho Tùng. Đó là cách giúp bà thanh thản hơn, cũng là để cha mẹ Tùng không phải chịu nỗi đau mất con giống như bà.

Tại tòa, Tùng khai rằng, vì quá yêu, lại không muốn mất T. nên mới nảy sinh ý định giết T. rồi tự tử để hai người được sống bên nhau vĩnh viễn. Vị chủ tọa hỏi: "Yêu mà không lo làm ăn để xây dựng cuộc sống, lại còn cờ bạc rồi còn giết cả người yêu mình à"? Tùng trả lời rằng, vì một phút mất kiểm soát, vì ghen nên mới làm thế.

"Gia đình người ta thương bị cáo, lo cho cuộc sống của bị cáo, coi bị cáo như con mà sao bị cáo nỡ lòng đối xử như vậy", chủ tọa truy tiếp. Đến câu hỏi này, Tùng không trả lời, chỉ cúi đầu nhìn xuống đất, vẻ ân hận.

HĐXX cho rằng, Tùng là một kẻ nghiện cờ bạc và thích ăn chơi. Nhiều lần bị chủ nợ đòi tiền Tùng đều nhờ chị T. mượn tiền để cho Tùng trả nợ. Khi bị gia đình chị T. ngăn cấm, chị T. chủ động chia tay, Tùng thấy không thể tiếp tục lợi dụng nên nảy sinh ý định giết người cho hả giận. Hành vi của Tùng là khó có thể tha thứ, cần phải nghiêm trị mới đủ sức giáo dục riêng và răn đe, phòng ngừa chung đối với xã hội.

Nhận thấy tại phiên tòa phúc thẩm, Tùng không có tình tiết mới để giảm nhẹ hình phạt. Lẽ ra Tùng phải nhận mức án cao nhất, nhưng vì được mẹ của bị hại xin tha tội chết, nên Tùng mới có cơ hội được sống. Xét thấy bản án chung thân là thích đáng, tương xứng với hành vi phạm tội của Tùng nên HĐXX không chấp nhận kháng cáo của Tùng, tuyên y án sơ thẩm. Không được giảm án, Tùng tỏ thái độ thất vọng.Xem thêm  Angela Phương Trinh                      

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét