Liên Kết Ngoài

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

"Chưa chắc chắn tướng cướp Hồ Duy Trúc có thể thoát tử hình"



Mới đây, Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 109/2015/QH13 về thi hành Bộ luật hình sự 2015. Theo đó, kể từ ngày Bộ luật hình sự 2015 được công bố không áp dụng hình phạt tử hình khi xét xử người phạm tội mà Bộ luật hình sự năm 2015 đã bỏ hình phạt tử hình.

Bộ luật hình sự 2015 bãi bỏ hình phạt tử hình đối với 7 tội, trong đó có 4 tội bỏ hoàn toàn là: Tội Cướp tài sản; tội Phá hủy công trình, cơ sở phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; tội Chống mệnh lệnh; tội Đầu hàng địch. 3 tội bỏ hình phạt tử hình trên cơ sở tách ra từ các tội có quy định hình phạt tử hình trước đó: Tội Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm; tội Tàng trữ trái phép chất ma túy; tội Chiếm đoạt chất ma túy. Theo An ninhxa hoi                         

 
Tướng cướp Hồ Duy Trúc từng gây ra nỗi sợ hãi cho nhiều người với thủ đoạn "chém trước, cướp sau".

Cũng theo Nghị quyết 109 của Quốc hội thì kể từ ngày Bộ luật hình sự 2015 được công bố hình phạt tử hình đã tuyên đối với người được nêu ở trên nhưng chưa thi hành án, thì không thi hành và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân.


Ngay sau khi Nghị quyết 109 được ban hành, ngày 23/12, luật sư Lê Nguyễn Lê Vi và luật sư Nguyễn Đức Chánh (cùng thuộc Đoàn luật sư TP HCM, người bào chữa cho tướng cướp Hồ Duy Trúc) xác nhận với báo Vietnamnet rằng thân chủ của họ đã thoát án tử hình theo Nghị quyết số 109/2015/QH13 của Quốc hội ban hành ngày 27/11 về việc thi hành Bộ luật Hình sự.

Thông tin tử tù Hồ Duy Trúc, tướng cướp khét tiếng một thời có thể thoát án tử hình do quy định mới của Bộ luật hình sự về tội Cướp tài sản đang thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận.

Không ít người tỏ ra hoài nghi và băn khoăn về việc liệu tử tù Hồ Duy Trúc có thực sự thoát án tử hình hay không?

Trao đổi với PV báo điện tử Người đưa tin, luật sư Giang Văn Quyết, Đoàn luật sư TP.Hà Nội bày tỏ quan điểm: Tử tù Hồ Duy Trúc bị y án tử hình từ tháng 3/2014, tính đến thời điểm hiện tại bản án tử hình đã có hiệu lực được gần 2 năm. Nhưng cần lưu ý rằng Bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực vào ngày 1/7/2016 chứ không phải là có hiệu lực ngay từ thời điểm Nghị quyết 109 của Quốc hội được ban hành. Trong Nghị Quyết cũng nêu rõ kể từ ngày Bộ luật hình sự được công bố thì mới bắt đầu áp dụng các quy định trên.

Do đó, chưa có gì là chắc chắn khẳng định rằng Hồ Duy Trúc đã thoát án tử hình. Nếu trong thời gian này Hồ Duy Trúc có Quyết định thi hành án thì vẫn phải thi hành án theo luật hiện hành.

"Ở đây cần phải nhấn mạnh mặc dù Nghị quyết 109 của của Quốc hội có hiệu lực ngay từ khi ban hành. Thế nhưng, điều kiện để áp dụng một số quy định trong Nghị quyết phụ thuộc vào ngày công bố và hiệu lực của Bộ luật hình sự năm 2015. Thông tin Hồ Duy Trúc đã thoát án tử hình có thể là do một số người hiểu nhầm quy định pháp luật trên", luật sư Quyết phân tích.

Về tử tù Hồ Duy Trúc, theo nội dung vụ án, sau khi tham gia thực hiện một số vụ cướp ở quê Ninh Thuận và bị cơ quan chức năng truy quét, Trúc cùng Nguyễn Hoàng Phương bỏ vào Sài Gòn rủ thêm Luông, Tuyền và một số thanh niên sống lang thang lập thành nhóm cướp mới. Không có nghề nghiệp, chúng thuê phòng trọ sống chung rồi đi cướp lấy tiền tiêu xài và dùng hàng đá.

Chiều 24/11/2012, sau khi tổ chức uống rượu tại phòng trọ, Trúc rủ Luông cùng đồng bọn mang theo mã tấu chạy xe trên các tuyến đường vắng người thuộc địa bàn quận 7, quận 2 và huyện Nhà Bè để tìm "con mồi" cướp tài sản. Khi đến chân cầu Phú Mỹ, chúng phát hiện chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy (30 tuổi) chạy SH theo hướng từ quận 7 sang quận 2 nên đã bám theo.

Đến đoạn đường vắng, Luông chạy xe vượt lên chặn đầu, Trúc ngồi phía sau vung dao chém liên tiếp 3 nhát vào tay chị Thúy làm cả người và xe ngã xuống đường. Trúc chạy đến định cướp xe nhưng không nổ máy được nên bỏ lại. Đồng bọn của hắn từ phía sau lao đến giật phăng túi xách trên người nạn nhân rồi cả bọn tăng ga bỏ trốn. Vết chém mạnh của Trúc làm bàn tay chị Thúy đứt lìa. Người dân phát hiện đưa chị đi cấp cứu, kịp thời nối lại được bàn tay nhưng để lại thương tật 47%.

Trước khi gây ra vụ án kinh hoàng này, cũng với chiêu thức "chém trước, cướp sau", băng nhóm do Trúc cầm đầu đã thực hiện 14 vụ cướp khác trên địa bàn TP HCM gây thương tích 12 người.

Bộ luật hình sự nước ta có tính chất nhân đạo và hồi tố, tuy nhiên cần phải được hiểu và giải thích, áp dụng đúng đắn. Điểm c khoản 2, điều 1 Nghị quyết số 109/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc Hội quy định:

"2. Kể từ ngày bộ luật hình sự năm 2015 được công bố

c) Đối với người đã bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành án mà có đủ các điều kiện quy định tại điểm c khoản 3 Điều 40 của Bộ luật hình sự năm 2015, thì không thi hành và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân".

Như vậy chỉ bỏ hình phạt tử hình cho những người đang thi hành án mà đủ điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 3 điều 40 BLHS 2015, hình phạt tử hình chuyển thành hình phạt chung thân, cụ thể: Điểm c khoản 3 điều 40 BLHS 2015 quy định:

"c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn".

Những người không thuộc trường hợp quy định như trên, đang chờ thi hành hình phạt tử hình thì không thuộc đối tượng được xem xét chuyển từ hình phạt tử hình sang chung thân.

Luật sư Nguyễn Văn Nguyên, giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên, đoàn Luật sư TP. Hà Nội.
Xem thêm AngelaPhuong Trinh                   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét