Liên Kết Ngoài

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015

Trung - Ấn vẫn xung đột biên giới

Truyền thông Ấn Độ hôm 13-9 đưa tin Quân đội Trung Quốc đã cho xây dựng một cơ sở giám sát rất gần đường kiểm soát thực tế (LAC) ở Burtse. Theo Tin moi 24h

Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã cho xây dựng một cơ sở giám sát rất gần đường kiểm soát thực tế (LAC) ở Burtse, thuộc khu vực Ladakh, Bắc Ấn Độ, dẫn đến cuộc đối đầu căng thẳng giữa binh sĩ 2 nước. Sau khi Lực lượng Biên phòng Ấn Độ - Tây Tạng cùng với binh sĩ Ấn Độ phản đối việc xây dựng cơ sở này hôm 11-9, phía Trung Quốc đã điều quân tăng viện đến khu vực tranh chấp, dẫn đến động thái tương tự từ phía Ấn Độ. Theo báo The Indian Express, 2 bên vẫn trong tư thế đối đầu nhưng đang nỗ lực để giảm căng thẳng.
Đây là vụ đối đầu căng thẳng đầu tiên giữa binh sĩ 2 nước tại khu vực biên giới tranh chấp kể từ chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 5-2015 của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Trong chuyến công du này, 2 bên đã cam kết giữ hòa bình tại khu vực biên giới tranh chấp. Trước đó gần 1 năm, một vụ đối đầu căng thẳng giữa quân đội 2 nước đã kéo dài suốt hơn 30 ngày ở Ladakh, trùng với thời điểm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Ấn Độ. Sự việc diễn ra sau khi phía Ấn Độ phát hiện binh sĩ Trung Quốc triển khai máy móc hạng nặng để xây dựng một con đường tạm thời trong khu vực mà Ấn Độ xem là lãnh thổ của mình.
bien-gioi-trung-an-lai-cang-thang
Đường kiểm soát thực tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc Ảnh: INDIAN DEFENCE  
Trong khi đó, Nhật Bản đang tìm cách tăng cường giám sát những động thái quân sự của Trung Quốc từ trên không và dưới đáy biển giữa lúc 2 bên đang tranh cãi về vấn đề chủ quyền biển đảo. Cuối tuần rồi, theo hãng tin Kyodo, giới chức Nhật Bản và Mỹ đã đồng ý đẩy mạnh hợp tác trong việc sử dụng vệ tinh để giám sát an ninh hàng hải, với mục tiêu hàng đầu là hoạt động của quân đội Trung Quốc. Ngoài ra, 2 bên còn nhất trí trao đổi thông tin nhằm bảo vệ các hệ thống trên không trước những mối đe dọa tiềm tàng.
Trước đó, Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản (MSDF) cho biết nước này và Mỹ đang hợp tác vận hành Hệ thống giám sát tiếng động tàu ngầm dưới đáy biển (SOSUS) để đối phó việc Trung Quốc gia tăng hoạt động hàng hải. Phiên bản mới nhất của SOSUS cho phép Tokyo và Washington phát hiện tàu ngầm Trung Quốc di chuyển từ biển Hoa Đông và Hoàng Hải ra Thái Bình Dương.
 Nguồn: Tin Tuc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét