Những tàu "cát tặc" hoạt động ngày đêm, xé toang vẻ yên tĩnh vốn có của những làng quê yên bình, từng ngày "rút ruột" sông Hồng gây nên các cơn lũ dữ. Theo tin tuc.vn
Một trong những tàu khai thác cát lậu trên khúc sông thuộc địa phận Nam Định. |
"Bức tử" dòng sông
Để ghi lại tình hình thực tế này nhóm phóng viên đã đi từ cầu Tân Đệ xuôi về phía bãi Búng xã Mỹ Tân, Mỹ Lộc, Nam Định. Vừa mới dừng chân trên con đê thuộc xã Mỹ Tân thì tiếng máy chát chúa trên những tàu "cát tặc" đã ầm ầm đập vào tai. Những làn khói đen kịt xả ra không ngớt phủ kín một khúc sông và các vùng xung quanh.
Trên khúc sông thuộc địa phận bãi Búng - Mỹ Tân có chiều dài gần 1km thường xuyên có hàng chục tàu “cát tặc” đang ngày đêm tận diệt lòng sông Hồng.
Những thứ được coi là tài nguyên thiên nhiên được "đội tàu cát tặc" mang đi bán với lợi nhuận "khủng", còn lại trên dòng sông là bùn đất, rác thải và cả những vệt dầu loang lổ. Việc hút cát này đang để lại rất nhiều hệ quả đáng lo ngại, ô nhiễm tiếng ồn, thay đổi luồng lạch mà còn gây ra sạt lở hai bên bờ sông, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt của bà con nơi đây.
Trao đổi với chị Nguyễn Thị V., một người dân sống gần cầu Tân Đệ chị cho biết: "Ngày nào tôi cũng đi làm đồng qua đây và ngày nào cũng như ngày nào, hàng chục tàu thi nhau tận diệt lòng sông. Người trồng hoa màu như tôi không khỏi lo ngại khi hai bên bờ chỉ có lở chứ không có bồi đắp nữa”.
Không chỉ có thế, theo chị V. thì tiếng ồn mà chúng gây ra đang là nỗi khiếp sợ với cuộc sống của bà con dọc hai bên bờ sông.
"Làm luật "OK" thì hút thoải mái?!"
Điều kỳ lạ đáng nói ở đây là Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đã cắm tấm biển ngay tại khu vực trên: "Khu vực cấm khai thác cát" nhưng không hiểu tại sao hàng chục chiếc tàu to có sức chứa từ 150 khối tới 400 khối cát đang ngày đêm hoạt động mà không bị cơ quan nào xử lý?
Với vai trò là người đi mua cát tới đây phóng viên được các chủ tàu đã giới thiệu một cách tỉ mỉ và cặn kẽ hình thức hoạt động cũng như mua bán.
Những tấm biển khai thác cát được UBND tỉnh Nam Định đặt dọc bên bờ sông. |
Chủ tàu khai thác cát tên T. (tại Nhân Đạo – Lý Nhân – Hà Nam) tiết lộ: "Vào thời điểm này nếu không có được sự cho phép của các chủ bến bãi thì tàu của anh chỉ biết nằm im, mặc dù cũng có nhiều người trả phí cao để mua lẻ cũng không dám bán vì chịu sự chi phối của các chủ bến".
Anh T. cũng không quên nhắc nhở phóng viên trong vài trò người đi mua cát, nếu muốn thuê được tàu của anh thì cứ làm việc với cảnh sát đường sông. "Nếu “làm luật ok” thì hút thoải mái?!". - anh T nói.
Theo điều tra của PV, việc khai thác cát đã làm những chủ doanh nghiệp giàu lên trông thấy.
Trời mưa cát tặc vẫn hoành hành.
Một điều nghịch lý khác, theo quan sát của PV là ngày nào cũng có lực lượng cảnh sát đường sông chạy qua khu vực "cát tặc lộng hành", tuy nhiên việc hoạt động của các tàu cát tặc không lọt vào mắt lực lượng này.
Ngay khi phóng viên ghi hình thì những tàu tuần tra của cảnh sát đường sông chỉ kiểm tra những xà lan đi qua đây với quy trình kiểm tra chưa đến 5 giây, còn việc cát tặc gần như không cần quan tâm.
Gần nhất là ghi nhận của PV sáng ngày 29/8, tại khu vực trên, ca nô của cảnh sát đường sông vẫn "diễu qua" đều đặn mà không phát hiện ra việc có hay không của các tàu cát đang hoạt động!
Điều kỳ lạ đó khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Có hay không việc bao che, bỏ qua những hoạt động khai thác cát trái phép trên địa bản?
Nguồn: tin tuc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét