Hành động dũng cảm, kịp thời, là
ý kiến của nhiều người về hành động của thiếu tá công an nổ súng bắn
đối tượng chuẩn bị nhấn chìm em bé- tin tuc an ninh moi nhat
Luật Nguyễn Văn Hậu phân tích thêm, tên
Hữu đã có hành vi nắm hai chân cháu bé dự định ném vào bồn nước, làm bị
thương nghiêm trọng mẹ bé, nếu những hành vi này không được ngăn chặn
kịp thời có thể làm cho cháu bé thậm chí cả người mẹ mất mạng nên hành
động nổ súng của thiếu tá Chánh là cần thiết và kịp thời.
Một chuyên gia nghiên cứu tội phạm cho
rằng, thiếu tá đã bắn chỉ thiên nhưng đối tượng vẫn không dừng hành vi
gây nguy hiểm. "Giữa 2 sinh mạng con người bị đe dọa và một đối tượng
mất kiểm soát thì người thi hành công vụ không còn lựa chọn nào khác",
vị này cho hay.
Khi được đặt câu hỏi về mức độ chịu
trách nhiệm trước pháp luật của thiếu tá Chánh, luật sư Nguyễn Văn Hậu
và luật sư Huỳnh Phước Hiệp đều cho rằng, nếu thiếu tá Chánh không vi
phạm pháp lệnh về sử dụng vũ khí và các điều luật khác có liên quan thì
sẽ không phải chịu trách nhiệm về hình sự lẫn dân sự.
Bên cạnh đó hai luật sư bày tỏ quan điểm
ủng hộ hành động kịp thời của thiếu tá Lê Minh Chánh. Luật sư Nguyễn
Văn Hậu gọi đó là "hành động dũng cảm, sáng suốt trong vai trò bảo vệ
trật tự an ninh xã hội, góp phần ngăn chặn và răn đe các đối tượng,
thành phần xấu trong xã hội".
Luật Việt Nam quy định thế nào?
Luật sư Huỳnh Phước Hiệp (Đoàn luật sư
TP.HCM) cho biết, theo điều 22 của pháp lệnh quản lý và sử dụng vũ khí,
vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ban hành ngày 30-6-2011, khi thi hành
nhiệm vụ bảo đảm an ninh có tổ chức thì việc nổ súng phải theo lệnh của
người có thẩm quyền.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó chủ tịch
hội luật gia TP.HCM nhấn mạnh: Theo Pháp lệnh này, khi thi hành nhiệm vụ
độc lập, việc nổ súng tuân theo các nguyên tắc, cụ thể như sau:
Phải căn cứ vào từng tình huống, tính
chất, mức độ hành vi nguy hiểm của đối tượng để quyết định việc nổ súng.
Nếu việc nổ súng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức
khỏe cho bản thân hoặc người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng khác thì được nổ súng ngay.
Ông Hậu khẳng định: "Chỉ nổ súng khi
không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau
khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Việc cảnh báo trước khi nổ
súng được thể hiện bằng mệnh lệnh qua lời nói hoặc bắn chỉ thiên".
Đối với trường hợp của thiếu tá Lê Minh
Chánh, luật sư Hiệp cho rằng việc nổ súng là cần thiết và hợp lý vì đối
tượng Hữu đang gây nguy hiểm cho tính mạng của cháu bé 13 tháng tuổi và
việc nổ súng cũng diễn ra sau nhiều giờ thương thuyết bất thành mà tên
Hữu vẫn không hợp tác sau phát súng chỉ thiên.
Luật quốc tế ra sao?
Lực lượng cảnh sát các quốc gia trên thế
giới có quy định rất rõ về việc sử dụng "vũ lực chết người", ví dụ như
súng đạn, đối với nghi can phạm tội.
Tại Mỹ, cảnh sát được dùng "vũ lực chết
người" nếu nghi can trở thành mối đe dọa nguy hiểm với những người xung
quanh hoặc với chính sĩ quan đó. Ví dụ, với một kẻ cầm súng trong siêu
thị đe dọa người khác, không chấp nhận đầu hàng thì cảnh sát có thể xả
đạn.
Cảnh sát Ý "được sử dụng vũ lực chết
người khi đặc biệt cần thiết để ngăn chặn bạo lực hay tội ác nghiêm
trọng". Cảnh sát Bolivia phải lên tiếng cảnh báo trước khi xả súng. Cảnh
sát Anh "chỉ có thể dùng vũ lực chết người khi hết sức cần thiết để tự
vệ hoặc bảo vệ tính mạng người khác trước mối đe dọa dẫn đến chết người
hoặc thương tích nghiêm trọng".
Tại Áo, cảnh sát chỉ được dùng vũ lực
chết người khi các biện pháp khác không có hiệu lực. Họ phải ra cảnh báo
trước khi nổ súng và phải đảm bảo không làm ai khác bị thương. Còn cảnh
sát Malaysia chỉ được nổ súng nếu nghi can cũng dùng súng.
Sau khi cảnh sát dùng vũ lực chết người
khiến nghi can thiệt mạng, nhà chức trách phải tuân thủ quy trình điều
tra nghiêm ngặt để quyết định liệu vụ xả súng có đáp ứng các tiêu chuẩn
của luật pháp hay không. Nếu kết quả là không, sở cảnh sát có thể sa
thải người đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét