Liên Kết Ngoài

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

EU đang "chơi liều" trong canh bạc Thổ Nhĩ Kỳ

Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) - Thổ Nhĩ Kỳ (TNK) dự kiến diễn ra trong ngày 7-3 nhằm thúc đẩy một thỏa thuận ngăn chặn dòng người di cư tràn vào châu Âu giữa lúc vẫn có nhiều người xuất phát từ TNK vào châu lục này bất chấp thời tiết mùa đông lạnh giá.
Giới chức châu Âu đang đặt nhiều hy vọng vào việc TNK sẽ cam kết hợp tác ngăn chặn dòng người tị nạn đổ vào châu Âu. Một số nguồn tin cho biết EU dự kiến yêu cầu Ankara trừng trị bọn buôn người và buộc tất cả mọi người di cư trái phép rời khỏi bờ biển nước này. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo EU còn thúc ép Ankara nhận thêm người di cư kinh tế từ Hy Lạp, đồng thời giảm bớt dòng người đi qua biển Aegean để đến Athens.
Nhiều người đánh giá hội nghị quan trọng nói trên như là giải pháp khả thi duy nhất cho cuộc khủng hoảng di dân lớn chưa từng có ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai. Phát biểu trước thềm cuộc gặp này, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk lạc quan cho biết các nước EU đang thu hẹp những bất đồng liên quan đến việc giải quyết cuộc khủng hoảng. Cũng theo ông Tusk, Thủ tướng TNK Ahmet Davutoglu đã xác nhận nước này sẵn sàng buộc mọi người di cư bị bắt tại vùng biển TNK quay trở lại nơi họ xuất phát.
eu-va-canh-bac-tho-nhi-ky
Người tị nạn Syria ở thị trấn Dikili, bờ biển phía Tây Thổ Nhĩ Kỳ, hôm 5-3 Ảnh: REUTERS  
 
Ngoài ra, Tổng thống TNK Recep Tayyip Erdogan đề xuất xây dựng một thành phố mới ở miền Bắc Syria, gần biên giới TNK, làm nơi cư ngụ cho hàng triệu người tị nạn Syria chạy trốn cuộc nội chiến ở nước này. Ông Erdogan nhấn mạnh đã thảo luận ý tưởng trên với Tổng thống Mỹ Barack Obama.
TNK nhiều lần tìm cách thuyết phục các đồng minh phương Tây giúp thiết lập khu vực an toàn bên trong Syria cho người tị nạn trú ngụ. Hiện là nơi trú ẩn của 2,7 triệu người tị nạn Syria, TNK lâu nay vẫn phàn nàn không nhận được sự hỗ trợ của quốc tế trong việc chăm sóc những người này.
Trong khi đó, ông Apostolos Tzitzikostas, Thống đốc vùng Central Macedonia của Hy Lạp, kêu gọi TNK làm tất cả những gì cần thiết trong khả năng của mình để ngăn chặn dòng di dân, đồng thời kêu gọi các nước châu Âu tiếp nhận người tị nạn. "Chúng tôi không thể nào chịu đựng được nữa tình trạng căng thẳng này" - đài truyền hình Skai trích dẫn phát biểu của ông Tzitzikostas.
Với khoảng 13.000 người tị nạn đang phải sống trong những điều kiện không hợp vệ sinh trên biên giới Hy Lạp với Macedonia, ông tuyên bố đây là cuộc khủng hoảng nhân đạo vô cùng nghiêm trọng, đồng thời đề nghị chính phủ tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở khu vực này.Trấn Thành                                                                                          
Hy Lạp lâu nay đã là trung tâm cuộc khủng hoảng di cư sau khi các quốc gia nằm dọc theo tuyến đường của người di cư, từ Áo đến Macedonia, áp đặt một loạt quy định hạn chế đi lại ở biên giới, tạo ra tình trạng thắt cổ chai trên đất Hy Lạp. Đến nay, hơn 30.000 người tị nạn và người di cư còn mắc kẹt ở nước này và khoảng 1/3 số này đang ở làng Idomeni giáp biên giới với Macedonia, nơi đã thiếu thực phẩm và lều trại từ lâu.
Trong bối cảnh EU cần sự giúp đỡ của TNK để đối phó cuộc khủng hoảng di cư, dư luận nhận định lập trường của khối này đối với nhiều vấn đề của Ankara có thể thay đổi đáng kể, tùy vào thành tích của nước này trong việc ngăn chặn người tị nạn. Một số người thậm chí còn chỉ trích EU đang nhắm mắt làm ngơ trước những vi phạm nhân quyền ở TNK.
Tuy nhiên, theo kênh Al Jazeera, nếu như kế hoạch hành động chung với TNK về người tị nạn thất bại, EU nhiều khả năng sẽ có quan điểm cứng rắn hơn về các hoạt động quân sự đang diễn ra ở miền Đông Nam TNK khiến hơn 400.000 người phải di tản.
Xem thêm  Dự báo thời tiết ngày mai                                             
Thực ra, khi cuộc xung đột giữa TNK với người Kurd tái diễn, không chỉ người tị nạn Syria trú ẩn ở miền Đông Nam TNK mà cả người Kurd tại đó cũng cố tìm cách đến Hy Lạp. Đó có thể trở thành mối quan ngại lớn đối với EU bởi vì ưu tiên số 1 của khối này là chặn dòng người tị nạn vào châu lục này từ bất cứ nơi nào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét