Theo kế hoạch, Thủ tướng đăng đàn vào 75 phút cuối cùng của phiên chất vấn kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá 13. Hai ngày qua, 24 câu hỏi chất vấn trực tiếp về những vấn đề quan trọng của đất nước như chủ quyền lãnh thổ, tham nhũng, lãng phí, hàng giả, hàng nhái, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)... đã được gửi đến Thủ tướng. Tin nhanh
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Vay vốn Trung Quốc và chủ quyền lãnh thổ suc khoe doi song
Trong phiên chất vấn sáng 17/11, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho biết có một số câu hỏi đã gửi bằng văn bản cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, riêng câu số 5 ông muốn chất vấn trực tiếp. Theo ông, nền kinh tế Việt Nam đang có xu hướng phụ thuộc ngày càng sâu vào Trung Quốc trên hầu hết lĩnh vực và đe dọa chủ quyền về kinh tế đất nước.
"Cử tri đề nghị không vay tiền và không nhận viện trợ từ Trung Quốc, ít nhất là trong thời điểm này bởi Trung Quốc đang tranh chấp, thậm chí là chiếm lãnh thổ của Việt Nam, đe dọa tiếp tục chiếm nhiều hơn", ông Nghĩa chia sẻ.
Vị đại biểu TP HCM băn khoăn, nhận viện trợ hay vay vốn ODA của Trung Quốc cho dù rẻ thì sau này có kiện để đòi lãnh thổ được không? "Nếu trưng cầu ý dân, tôi tin đa số nhân dân sẽ không đồng ý nhận viện trợ hay vay tiền từ Trung Quốc vì còn nhiều nguồn khác để vay", ông nói.
Cũng liên quan đến chủ quyền biển đảo, đại biểu Lê Nam chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Trước việc Trung Quốc bồi đắp và xâm lấn nghiêm trọng hơn trên biển Đông, Chính phủ sẽ có chủ trương, giải pháp nào?
Ông cũng đề nghị Thủ tướng cho biết việc thực hiện nghị quyết Quốc hội đối với ngư dân, cảnh sát biển và kiểm ngư.
Lo lắng người tham nhũng xử lý người chống tham nhũng
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa trăn trở là tham nhũng không giảm như các nghị quyết đã đề ra mà ngày càng tinh vi và có hiện tượng chi phối chính sách luật pháp. "Khi đó người tham nhũng sẽ xử lý người chống tham nhũng nên cử tri lo lắng. Rất mong Thủ tướng giải thích thêm về việc này và cho biết những cam kết, xử lý của Chính phủ. Cử tri cần những lời cam kết có kiểm chứng và có thể xử lý được trách nhiệm về sau", ông Nghĩa nói.
Đại biểu Bùi Thị An đặt câu hỏi: "Xin Thủ tướng cho biết Chính phủ có giải pháp cụ thể và hữu hiệu nào để cho chúng ta thực hiện việc chống lãng phí? Tôi cho rằng đây là kẻ thù rất khó tiêu diệt, nếu không tiêu diệt sẽ làm cho nước ta đã nghèo lại nghèo thêm, đã nợ lại nợ thêm và khó khăn lại khó khăn thêm. Năm 2016 Thủ tướng dự kiến chúng ta sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tỷ trong vấn đề chống lãng phí".
Thực trạng trên bảo dưới không nghe
Đại biểu Bùi Thị An đề nghị Thủ tướng đánh giá thứ tự việc thực hiện kỷ cương phép nước của các địa phương, bộ ngành vì có hiện trạng Thủ tướng nói xây dựng đúng quy hoạch thì vẫn không đúng quy hoạch, nhà có khi mọc ở giữa rừng. Thủ tướng bảo xây ít tầng thì họ xây cao tầng. Thủ tướng bảo xây ít diện tích thì họ xây nhiều diện tích, Thủ tướng bảo họ không khai thác cát thì họ vẫn chở cát đi bán... "Tôi cho rằng đấy là vấn đề rất nghiêm trọng trong việc thực thi phép nước", bà An nói.
Nữ đại biểu thành phố Hà Nội yêu Thủ tướng cho biết bao giờ Chính phủ có phương án hỗ trợ một cách dứt điểm cho đồng bào tái định cư của vùng thủy điện Hòa Bình.
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái
Đại biểu Đinh Thị Phương Khanh nêu bất cập trong quản lý phân bón hiện nay là chia cho 2 bộ quản lý: Bộ Công Thương quản lý phân bón vô cơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý phân bón hữu cơ và phân bón khác. Bà Khanh cho rằng đây là cơ hội cho phân bón giả, kém chất lượng tràn lan trên thị trường.
"Xin hỏi Thủ tướng có ý kiến gì về vấn đề này và Chính phủ có giải pháp gì để đẩy lùi được vấn nạn trên", nữ đại biểu tỉnh Long An chất vấn.
Đại biểu Quốc hội Bùi Văn Xuyền đề nghị Thủ tướng nêu những giải pháp cơ bản, đột phá để làm chuyển biến tình hình hàng giả, hàng nhái trong thời gian tới.
Nhiều vấn đề cần Thủ tướng trả lời
Cho rằng Luật doanh nghiệp vừa và nhỏ rất cần thiết ra sớm trong giai đoạn tới để phục vụ hội nhập kinh tế, xã hội, đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo gửi Thủ tướng câu hỏi về việc sớm ra được Luật doanh nghiệp vừa và nhỏ, kế hoạch của Chính phủ để phát triểm hỗ trợ cho doanh nghiệp trong 5 năm tới 2016-2020.
Trăn trở về một Chính phủ kiến tạo phát triển, đại biểu Lê Như Tiến đề nghị Thủ tướng nêu các giải pháp để xây dựng mô hình Chính phủ này. "Đây cũng thể hiện chủ trương xã hội hóa phát huy nguồn lực to lớn của toàn xã hội để nước ta sớm có một Chính phủ tinh gọn nhất. Trong một xã hội dân sự rộng lớn nhất, như mô hình đầy hiệu quả của Singapore và các nước Bắc Âu mà triết lý của họ chính phủ quản lý tốt nhất là chính phủ ít phải quản lý nhất", ông Tiến nhận định.
Đại biểu Bùi Mạnh Hùng chất vấn Thủ tướng hai vấn đề. Thứ nhất là quan điểm của Thủ tướng về tình trạng chức danh, hàm trong quy định của Nhà nước không có nhưng một số cơ quan lại thực hiện và đề nghị cho biết tình trạng này còn kéo dài đến bao giờ.
Vấn đề thứ hai, ông Hùng nhắc lại bẫy thu nhập trung bình. Trong các kỳ họp ông và nhiều đại biểu đã phát biểu lo ngại về vấn đề này. Mặc dù kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều khởi sắc, tốc độ phát triển khá, đã trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình, song sự phát triển ấy còn phụ thuộc nhiều vào vốn vay trong khi nợ công đã tiếp cận với giới hạn cho phép. Lợi thế của thời kỳ dân số vàng chưa được phát huy và tận dụng tốt và đang dần qua đi, chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động xã hội còn thấp nên rất có khả năng Việt Nam sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình trong một vài thập niên tới. Như vậy, Việt Nam có thể bỏ lỡ một cơ hội chỉ có một không hai trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
"Với trọng trách là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng đã và sẽ có giải pháp gì để Việt Nam không rơi vào bẫy thu nhập trung bình như các nhà phân tích hoạch định chiến lược đang đặt ra", ông Hùng chất vấn.
Đại biểu Phương Thị Thanh đề nghị cho biết khi nào Thủ tướng mới ban hành cơ chế đặc thù, xây dựng nông thôn mới cho các vùng khó khăn như đã trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9?
"Đối với các hộ không nằm trong danh sách báo cáo đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng có trong danh sách đã phê duyệt năm 2013 đã xây mới, sửa chữa nhà ở có được hoàn kinh phí hỗ trợ nhà ở không? Đến khi nào người có công được hỗ trợ. Trong đề án được cấp kinh phí như thế nào?", đại biểu Thanh hỏi.
Theo kế hoạch, từ 10h đến 11h15, Thủ tướng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét