Tuyến đường Lê
Trọng Tấn mở rộng có chiều dài hơn 1,5km, điểm đầu giao với đường Tôn
Thất Tùng kéo dài, điểm cuối giao với đường phía đông sông Lừ. Tổng mức
đầu tư dự án gần 225 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách thành phố, do Sở
Giao thông Vận tải Hà Nội làm chủ đầu tư. Ngày 7/5, tuyến đường này đã
chính thức được thông xe.
Đường Lê Trọng Tấn mở rộng là tuyến phố
văn minh kiểu mẫu lần đầu tiên được xây dựng ở Thủ đô đón nhận rất nhiều
ý kiến tích cực của người dân khi vỉa hè rộng rãi, lòng đường thông
thoáng không còn tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra.
Cùng với đó, biển hiệu của các cửa hàng
mặt tiền trên phố cũng được quy hoạch đồng bộ 2 màu xanh và đỏ tạo nên
sự thống nhất mà ít nơi của Hà Nội có được. Nhưng cũng chính vì sự đồng
bộ đó đã gây nên nhiều sự tranh cãi của những người dân nơi đây khi
người khen đẹp, người thì chê xấu vì quá giống nhau.
Qua khảo sát nhanh một số hộ dân,
VietnamPlus đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều. Ông Văn Tùng, một
người dân tại đây cho biết, từ ngày thông xe, ông rất thích tuyên phố
này vì có sự đồng bộ các biển quảng cáo mà hiếm nơi nào có được.
Anh Phùng Anh Huy, chủ một cửa hàng kinh
doanh trên phố cho biết: “Khi cả tuyến phố treo biển giống nhau sẽ
tránh được tình trạng nhếch nhác, nhà treo biển to, nhà dựng biển nhỏ.”
Thế nhưng rất nhiều chủ hộ kinh doanh
tại đây lại bức xúc khi những biển quảng cáo quá giống nhau sẽ khiến
khách hàng không nhận ra được. Anh Bùi Văn Mưu, chủ một cửa hàng bán bún
đậu cho biết, trước đây biển quảng cáo nhà anh có màu nâu vàng, khách
hàng quen thậm chí không cần đọc biển cũng có thể nhận ra được. Thế
nhưng từ ngày lắp biển vào, khách cứ ít dần đi vì tưởng nhà anh không
bán nữa.
Xem thêm
tin hinh su
Một yếu tố khác mà anh Mưu cùng nhiều hộ
kinh doanh trên phố Lê Trọng Tấn rất quan tâm là màu sắc của các tấm
biển. Hai màu xanh – đỏ của những biển quảng cáo mới được cho là không
phù hợp với “mệnh” của gia chủ.
“Vợ chồng tôi đều tuổi Tí, thuộc mệnh
Kim, cả xe ôtô và biển hiệu trước đây đều có màu vàng, thế nhưng khi
thay biển mới, việc kinh doanh ngay lập tức bị ảnh hưởng,” anh Mưu chia
sẻ.
Cuộc tranh cãi không biết khi nào mới
đến hồi kết nhưng không thể phủ nhận rằng, chính vì sự đồng bộ trong mọi
hạng mục đã khiến tuyến phố Lê Trọng Tấn mở rộng trở nên khang trang,
đẹp hơn trong mắt người dân Thủ đô.
Một số hình ảnh, VietnamPlus ghi nhận trên con đường kiểu mẫu đầu tiên của Hà Nội:
Tuyến đường Lê Trọng Tấn mở rộng được hoàn thành sau 110
ngày thi công, góp phần giải tỏa tình trạng ùn tắc giao thông tại khu
vực này. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Vỉa hè rộng 7,5m được lát đá xanh tự nhiên, toàn bộ cây xanh
cũng được thay thế và trồng mới đồng bộ giúp người dân dễ dàng đi lại.
(Ảnh: PV/Vietnam+)
Điểm đáng chú ý trên tuyến đường này là hệ thống biển hiệu,
đèn quảng cáo của các hộ kinh doanh được Uỷ ban Nhân dân Thành phố hỗ
trợ kinh phí, đầu tư đồng bộ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Các tấm biển quảng cáo được lắp đặt đồng bộ về kích thước,
kiểu dáng với hai màu chủ đạo xanh – đỏ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Xem thêm chuyencua sao
Tuyến xe buýt số 12 chạy tuyến công viên Nghĩa Đô – Đại Áng (Thanh Trì) phục vụ người dân đi lại. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Tuyến phố trở nên lung linh hơn khi về đêm. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Nhiều chủ hộ kinh doanh tại đây đã kêu trời khi biển hiệu
quảng cáo của cửa hàng đã phải đổi sang màu xanh – đỏ cho đồng bộ với cả
tuyến phố. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Chiều cao trung bình các loại bảng biển quảng cáo so với mặt
đất khoảng 3,2m - 3,3m. Chiều cao bảng biển là 1,1m, chỉ được sơn 2 màu
xanh và đỏ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Một số cửa hàng lại ‘mừng thầm’ khi màu biển sơn lại trùng với màu chủ đạo của thương hiệu. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét