Nhưng xử lưu động cũng mang lại không ít những hệ lụy. Pháp Luật TP.HCM xin giới thiệu một số ý kiến xung quanh vấn đề này.
Luật sư Đồng Mạnh Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM):
Coi chừng lợi bất cập hại
Với xã hội công nghệ thông tin và truyền hình phát triển như ngày nay thì hiệu quả trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật qua xét xử lưu động đã có phần hạn chế so với các phương thức khác.
Thứ nhất, chi phí và công tác chuẩn bị cho xét xử lưu động là rất tốn kém. Nhiều phiên tòa cần phải huy động lực lượng bảo vệ rất lớn.
Thứ hai, việc xét xử lưu động thường có số lượng người tham dự rất lớn, ồn ào, dễ bị kích động tâm lý, làm ảnh hưởng chung đến HĐXX, các luật sư và những người tham gia tố tụng, có khả năng ảnh hưởng đến kết quả phiên tòa. Theo An ninhxa hoi
Thứ ba, vụ án được đưa ra xét xử lưu động tại địa phương sẽ ảnh hưởng đến bị cáo và cả người thân của họ. Ngoài bản án của tòa, bị cáo còn phải nhận thêm một bản án nữa từ cộng đồng, dẫn đến việc sự xa lánh, tẩy chay của cộng đồng. Điều này làm triệt tiêu tính khoan dung của pháp luật và tính nhân văn trong cộng đồng, gây khó khăn cho việc tái hòa nhập cộng đồng. Khi đó, người thân của bị cáo cũng phải nhận từ cộng đồng "bản án" tương tự. Thứ tư, việc tái hiện hành vi phạm tội dễ ảnh hưởng đến tâm lý trẻ em đang xem phiên tòa lưu động.
Chúng ta cần nhìn nhận thấu đáo giữa cái lợi và cái hại, giữa lợi ích chung với tính nhân văn và nhân đạo trong việc thực thi pháp luật. Nếu so sánh chúng ta sẽ thấy giữa cái được và cái mất thì cái mất nhiều hơn.
Luật sư Đồng Mạnh Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM):
Coi chừng lợi bất cập hại
Thứ nhất, chi phí và công tác chuẩn bị cho xét xử lưu động là rất tốn kém. Nhiều phiên tòa cần phải huy động lực lượng bảo vệ rất lớn.
Thứ hai, việc xét xử lưu động thường có số lượng người tham dự rất lớn, ồn ào, dễ bị kích động tâm lý, làm ảnh hưởng chung đến HĐXX, các luật sư và những người tham gia tố tụng, có khả năng ảnh hưởng đến kết quả phiên tòa. Theo An ninhxa hoi
Thứ ba, vụ án được đưa ra xét xử lưu động tại địa phương sẽ ảnh hưởng đến bị cáo và cả người thân của họ. Ngoài bản án của tòa, bị cáo còn phải nhận thêm một bản án nữa từ cộng đồng, dẫn đến việc sự xa lánh, tẩy chay của cộng đồng. Điều này làm triệt tiêu tính khoan dung của pháp luật và tính nhân văn trong cộng đồng, gây khó khăn cho việc tái hòa nhập cộng đồng. Khi đó, người thân của bị cáo cũng phải nhận từ cộng đồng "bản án" tương tự. Thứ tư, việc tái hiện hành vi phạm tội dễ ảnh hưởng đến tâm lý trẻ em đang xem phiên tòa lưu động.
Chúng ta cần nhìn nhận thấu đáo giữa cái lợi và cái hại, giữa lợi ích chung với tính nhân văn và nhân đạo trong việc thực thi pháp luật. Nếu so sánh chúng ta sẽ thấy giữa cái được và cái mất thì cái mất nhiều hơn.
Xem thêm AngelaPhuong Trinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét